So sánh máy chạy bộ Amazfit AirRun và KingSmith R2 Pro

Bạn rất muốn sắm cho gia đình mình một chiếc máy chạy bộ nhỏ gọn để cả nhà có thể luyện tập thể thao trong mùa COVID-19 nhưng lại có quá nhiều sự lựa chọn. Trên thị trường có nhiều hãng sản xuất máy chạy bộ, một hãng lại còn sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau nữa thì việc các bạn lúng túng không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các sản phẩm trong cùng 1 hãng là điều đương nhiên. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa 2 mã của Xiaomi là Amazfit AirRun và KingSmith R2 Pro. So sánh các mã khác mình sẽ viết các bài viết riêng nữa nhé ^^

Trước khi nói vể điểm khác thì mình sẽ nói về điểm giống nhau giữa 2 mã này trước. Cả 2 sản phẩm Amazfit AirRun và KingSmith R2 Pro đều có công suất 1.25HP tương đương 918W, điện áp định mức 220V, không hỗ trợ nâng dốc như các mã KingSmith K15 và K15 Pro.

Về điểm khác biệt, đầu tiên mình sẽ nói đến ngoại hình thiết kế trước, mình có vài ảnh so sánh dưới đây

KingSmith r2 Pro và Amazfit AirRun

KingSmith r2 Pro và Amazfit AirRun Kingsmith R2 Pro và Amazfit AirRun

 

 

 

KingSmith R2 Pro

 

 

 

 

Amazfit AirRun

 

 

 

 

Khối lượng sản phẩm

 

 

 

 

36kg

 

 

 

 

63 kg

 

 

 

 

Kích thước mở rộng chạy bộ

 

 

 

 

1478 x 675 x 956 mm

 

 

 

 

1590 x 810 x 1250mm

 

 

 

 

Kích thước gấp gọn

 

 

 

 

1000 x 720 x 161,5 mm

 

 

 

 

1590 x 810 x 245mm

 

 

 

 

Kích thước thảm chạy

 

 

 

 

1200 x 400mm

 

 

 

 

1300 x 500mm

 

 

 

Nhìn trong ảnh và đọc bảng thông số kỹ thuật ta có thể thấy chiều dài và chiều rộng khi mở rộng của AirRun lớn hơn do thảm chạy dài hơn (1300mm >1200mm) và  rộng hơn (500mm > 400mm). Kích thước khi gấp lại của nó cũng lớn hơn R2 Pro do thiết kế R2 Pro gấp đôi được phẩn thảm chạy. Khi cất gọn không sử dụng, diện tích chiếm dụng sàn nhà của cả 2 sản phẩm cũng tương đương nhau. Tuy kích thước 2 mã gần bằng nhau nhưng Amazfit AirRun có khối lượng nặng gần gấp đôi KingSmith R2 Pro, do AirRun được làm từ khung kim loại chắc chắn, còn R2 Pro làm từ hợp kim nhôm nên sẽ nhẹ hơn nhiều.

Thiết kế gấp đôi của KingSmith R2 Pro có ưu điểm rất lớn đó là khi cất đi thì sẽ rất gọn nhưng đi kèm sẽ có nhược điểm là kém chắc chắn nếu chạy nhanh. Nguồn gốc của thiết kế gấp đôi này là từ mã sản phẩm đầu tiên Xiaomi sản xuất là Máy đi bộ Xiaomi KingSmith WalkingPad A1 Pro với tốc độ tối đa chỉ 6km/h. Bởi vì thiết kế này chỉ phù hợp với tốc độ thấp dành cho việc đi bộ chứ ko phù hợp với việc chạy bộ ở tốc độ cao. Sau khi trải qua lần nâng cấp lên KingSmith R1 Pro với tốc độ tối đa 10km/h rồi đến R2 Pro với tốc độ tối đa 12km/h thì thực sự thiết kế gấp đôi này vẫn không được tối ưu cho lắm. Ngược lại Amazfit AirRun vẫn giữ nguyên thiết kế hoàn chỉnh nguyên tấm của phần thảm chạy và tốc độ tối đa của nó cho phép là 15km/h. Thực tế phản hồi của người dùng cho cả 2 mã máy chạy này thì AirRun vẫn được đánh giá là sản phẩm chắc chắn và ít ồn ào hơn nhiều nếu test ở tốc độ cao.

Kết luận, nếu thiên về nhỏ gọn thì KingSmith R2 Pro hơn Amazfit AirRun, nhưng về độ chắc chắn thì AirRun đánh bại R2 Pro.

Tiếp theo về màn hình hiển thị của 2 sản phẩm, mình có ảnh dưới đây

Màn hình của KingSmith R2 Pro so với Amazfit AirRun

Như các bạn thấy thì màn hình của Amazfit AirRun trực quan hơn vì mọi thông số sẽ hiện đồng thời cùng một lúc, còn KingSmith R2 Pro thì màn hình nhỏ nên nó chỉ hiện được lần lượt từng thông số một thôi.Amazfit AirRun sẽ có màn hình hiện tốc độ, quãng đường, thời gian, nhịp tim còn các thông số như Calories sẽ xem ở trên ứng dụng điện thoại, KingSmith R2 Pro sẽ hiện được các thông số như Calories (CAL), bước chân (STEP), quãng đường (KM), tốc độ (SPD), thời gian (TIME). Về điều khiển, Amazfit AirRun có tích hợp điều khiển phía 2 bên của màn hình luôn, nút Start/Stop bên trái, nút tăng giảm bên phải màn hình, KingSmith R2 Pro trang bị ngoài Remote để Start/Stop và điều chỉnh các chế độ đi bộ như Auto hay Manual. Việc tích hợp luôn cả điều khiển vào máy sẽ tránh được tình trạng “mỗi thứ mỗi nơi” thất lạc điều khiển, ngoài ra điều khiển nếu bảo quản không cẩn thận cũng dễ bị rơi hỏng nữa.

Về Apps kết nối của 2 mã này thì ứng dụng Amazfit AirRun là Apps Zepp lại được hỗ trợ tiếng Việt tiện lợi hơn nhiều, KingSmith R2 Pro kết nối Apps KS FIT chỉ có giao diện tiếng Anh

https://xiaomiworld.vn/upload_images/images/2021/09/05/z2736981923071_a69dd4f97e39ff682ed9ff0b270f8d22(1).jpg

Giao diện của KingSmith R2 Pro Tiếng Anh

https://xiaomiworld.vn/upload_images/images/2021/09/05/z2736982543110_768f02214727a260fa8c07995a4d633c(1).jpg

 

Giao diện của Amazfit AirRun hiển thị Tiếng Việt

Về tính năng đặc biệt, có một điểm mà không có một máy chạy nào cùng hãng có mà Amazfit AirRun lại được sở hữu, đó chính là giàn loa tùy chỉnh kết nối Bluetooth JBL Stereo cực chất. JBL là thương hiệu âm thanh của Harman, nổi tiếng toàn cầu và được trang bị nhiều công nghệ hiện đại và độc đáo. Amazfit đã rất đầu tư cho sản phẩm của mình bởi vì biết rằng âm nhạc đóng vai trò rất tích cực tới tinh thần luyện tập cũng như đối với hiệu quả chất lượng của buổi tập. Tất nhiên chúng ta có thể thay thế loa bằng tai nghe nhưng mà tai nghe đeo khi chạy sẽ kém chắc chắn và dễ rơi ra hơn, lại còn có thể gây đau tai nếu đeo lâu nữa, mà chất lượng âm thanh của loa nghe sẽ đỉnh hơn tai nghe nhiều ^^!

Xin cảm ơn !!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *